Thông báo về việc lựa chọn nhóm tổ hợp các môn học,danh mục sách giáo khoa, phương án chọn tổ hợp môn , phiếu đăng ký môn học lớp 10 năm học 2023-2024

Thứ tư - 12/07/2023 19:12
Thông báo về việc lựa chọn nhóm tổ hợp các môn học,danh mục sách giáo khoa, phương án chọn tổ hợp môn , phiếu đăng ký môn học lớp 10 năm học 2023-2024
Untitled
Untitled
 
            SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI
        TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

            Số: 108/TB-THPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tư do – Hạnh phúc

                      Xuân Lộc, ngày 08 tháng 07 năm 2023
 
THÔNG BÁO
Về việc Lựa chọn nhóm tổ hợp các môn học lớp 10 năm học 2023-2024

Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Căn cứ điều kiện cơ sơ vật chất, đội ngũ giáo viên và tình hình thực tế của nhà trường, Trường THPT Xuân Thọ thông báo về việc lựa chọn nhóm tổ hợp môn học khối lớp 10 năm học 2023-2024 cụ thể như sau:
1. MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG BẮT BUỘC (lớp nào cũng phải học)
1 MÔN HỌC BẮT BUỘC GHI CHÚ
  Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử.  
  Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – an ninh  
2 HOẠT ĐỘNG BẮT BUỘC  
  Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp  
  Giáo dục địa phương  

2. NHÓM MÔN HỌC VÀ CHUYÊN ĐỂ LỰA CHỌN
Nhóm tổ hợp Tổ hợp 04 môn được lựa chọn Chuyên đề Số lớp
Nhóm 1 Địa lí – KT&PL - Sinh học - CNNN Toán - Văn - Địa 2
Nhóm 2 Địa lí - Tin học - Sinh học - CNNN Toán - Văn - Địa 1
Nhóm 3 Vật lí - Hóa học - Địa lí - Tin học Toán - Lí - Hóa 2
Nhóm 4 Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tin học Toán - Hóa - Sinh 2
Nhóm 5 Vật lí - Hóa học - CNCN - Tin học Toán - Lí - Hóa 2

*Một số ký hiệu viết tắt môn học:
KT&PL: Kinh tế và pháp luật;       CNNN: Công nghệ nông nghiệp;
CNCN: Công nghệ công nghiệp.
*Nguyên tắc lựa chọn:
Học sinh được quyền lựa chọn 3 trong tổng số 5 nhóm tổ hợp ở trên và ghi rõ thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào phiếu đăng ký nguyện vọng. Căn cứ vào điểm số trúng tuyển, thư tự nguyện vọng ưu tiên và điểm trung bình các môn chuyên đề của học sinh để nhà trường sắp xếp lớp.

Nơi nhận:
- BGH nhà trường
- Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG


                     Vũ Ngọc Cường
   
           SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI
       TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ          
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tư do – Hạnh phúc
DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 NĂM HỌC 2023-2024
STT Môn Tên bộ sách Ghi chú
1 Toán Chân trời sáng tạo  
2 Ngữ Văn Chân trời sáng tạo  
3 Tiếng Anh Global Success  
4 Lịch sử Cánh diều  
5 Tin học Cánh diều  
6 Vật lý Kết nối tri thức  
7 Hóa học Cánh diều  
8 Sinh học Chân trời sáng tạo  
9 Địa lý Cánh diều  
10 Kinh tế - pháp luật Chân trời sáng tạo  
11 Giáo dục thể chất Kết nối tri thức  
12 Quốc phòng – an ninh Cánh diều  
13 Hoạt động trải nghiệm Chân trời sáng tạo  
14 Công nghệ nông nghiệp Kết nối tri thức  
15 Công nghệ công nghiệp Kết nối tri thức  

                                                                                      HIỆU TRƯỞNG


 
PHƯƠNG ÁN  CHỌN TỔ HỢP CÁC MÔN HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2023-2024
I-CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN   TỔ HỢP CÁC MÔN HỌC
-Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
-Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/08/2022 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT;
-Công văn số 565/UBND-KGVX ngày 19/01/2023 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2023-2024;
 -Công văn số 611/SGDĐT- NV2 ngày 28/02/2023 của Sở GD&ĐT Đồng Nai về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024;
-Căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tình hình thực tế của nhà trường.
II-SỐ LỚP VÀ NHÓM TỔ HỢP: 09 lớp, với 5 nhóm tổ hợp các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập.
     -Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Tiếng Anh; Lịch sử;           Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
    -Cách lựa chọn: ghi vào phiếu đăng ký, mỗi học sinh được lựa chọn tối đa 3 nhóm xếp theo thứ tự ưu tiên 1,2,3. Nhà trường căn cứ điểm đầu vào, trung bình môn các môn chuyên đề của học sinh để xếp lớp.
 
Nhóm tổ hợp Các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập Số lớp

Nhóm 1
Địa lí - KTPL - Sinh học - CNNN
Chuyên đề học tập: Toán - Văn - Địa

2

Nhóm 2
Địa lí - Tin học - Sinh học - CNNN
Chuyên đề học tập: Toán - Văn - Địa

1

Nhóm 3
Vật lí - Hóa học - Địa lí - Tin học
Chuyên đề học tập: Toán - Lí - Hóa

2

Nhóm 4
Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học
Chuyên đề học tập: Toán - Hóa - Sinh

2

Nhóm 5
Vật lí - Hóa học - CNCN - Tin học
Chuyên đề học tập: Toán - Hóa - Sinh

2
    -Dự thảo phương án thi tốt nghiệp và căn cứ để xét tuyển đại học sau năm 2025 của Bộ GD&ĐT: Mỗi thí sinh đăng ký và dự thi tốt nghiệp 4 môn bắt buộc và 2 trong 4 môn tự chọn của học sinh.

III-Quan điểm thực hiện chương trình GDPT 2018:
  1.Quan điểm chung:
     -Dạy học hướng theo phẩm chất, năng lực người học, phát huy năng lực, sở trường cá nhân.
     -SGK là tài liệu tham khảo, chương trình là pháp lệnh-> có nhiều bộ sách giáo khoa do từng trường lựa chọn phù hợp mục tiêu, đối tượng, điều kiện từng trường.
    -Cha mẹ đóng vai trò định hướng, tôn trọng con em, không gò ép theo ý mình.
 2.Chương trình, nội dung học tập của học sinh nhà trường: Có 2 phần:
     -Các môn bắt buộc (lớp nào cũng phải học): Ngữ văn; Toán; Tiếng Anh; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục của địa phương.
    -Các môn lựa chọn: Học sinh được quyền lựa chọn 4 môn trong số các môn còn lại theo nhóm tổ hợp do trường xây dựng. (sẽ có hướng dẫn riêng).
     -Ngoài ra ở mỗi lớp, căn cứ nhóm tổ hợp, học sinh sẽ được học thêm 3 chuyên đề 3 môn.
Lưu ý quan điểm xây dựng, học tập chuyên đề: học chuyên đề là không phải nâng cao, chuyên sâu mà là đi vào giới thiệu một số vấn đề của bộ môn, tạo sự yêu thích, tăng sự hiểu biết của học sinh; chỉ lấy 1 cột điểm thường xuyên/năm học, do đó không năng về chuyên đề.
     -Nội dung giáo dục thể chất là dạy theo đơn vị lớp, môn học thể chất do lớp chọn môn trên cơ sở trường có đủ điều kiện giới thiệu.
     -Về hoạt động trải nghiệm: Là hoạt động bặt buộc, nhà trường sẽ xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường theo nhóm 1 số bộ môn; phải hiểu là học sinh đi học chứ không phải đi chơi, có thiết kế nội dung, chương trình, bài tập, kỹ năng… cần trang bị cho học sinh qua hoạt động.
     -Cách quản lý học sinh: Khi ổn định biên chế lớp nhà trường sẽ họp cha mẹ học sinh, cha/mẹ học sinh phải cho số điện thoại được cài đặt zalo để trường thường xuyên thông tin tình hình con em qua công tác GVCN hàng tuần, lưu ý số điện thoại phải liên lạc được thường xuyên.
    -Trường có nội dung cấm túc hàng tuần đối với học sinh không thuộc bài, chưa làm bài tập không phải đóng tiền (vào chiều thứ 5 hoặc thứ bảy), sẽ báo trước lý do, thời gian cho cha/mẹ học sinh.
    -Trường không tổ chức và không khuyến khích dạy thêm – học thêm; Lưu ý không cần học thêm, không nặng học thêm. Từ giữa học kỳ, sau bài kiểm tra giữa kỳ, căn cứ tình hình thực tế sẽ tổ chức học tăng tiết ôn tập để kiểm tra cuối kỳ các môn toán, anh văn.
    -Trường thí điểm 1-2 lớp rèn kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài, 2 tiết/lớp/tuần ngoài chương trình chính khóa và được xếp trong thời khóa biểu, kinh phí là 200.000 đ/hs/tháng, trên tinh thần tự nguyện tham gia của cha mẹ và học sinh.
    -Có Trung tâm ngoại ngữ Quốc tế Mỹ tổ chức dạy tại trường để thi lấy chứng chỉ IELTS vào cuối năm lớp 11 (học trong 2 năm lớp 10 và 11) vào buổi chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần.

                                                     MỘT SỐ TỔ HỢP
                                        TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HIỆN NAY
I.Tổ hợp khối A: 
Khối Tổ hợp Nhóm
A00 Toán, Vật lý, Hóa học 3, 4, 5
A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh 3, 4, 5
A02 Toán, Vật lý, Sinh học 4
A03 Toán, Vật lý, Lịch sử 3, 4, 5
A05 Toán, Hóa học, Lịch sử 3, 4, 5
A07 Toán, Lịch sử, Địa lí 1, 2, 3
A08 Toán, Lịch sử, GDCD 1
A09 Toán, Địa lí, Giáo dục công dân 1
A16 Toán, Khoa học tự nhiên, Văn 3, 4, 5
                        
VÍ DỤ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KHỐI A:
1.Khối ngành Quân đội, Công an
2.Khối ngành Giáo dục
3.Khối ngành Kỹ thuật
4.Khối ngành Khoa học cơ bản
5.Khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp
6.Khối ngành Y tế - Sức khỏe
7.Khối ngành Kinh tế
8.Khối ngành Luật
9.Khối ngành sản xuất, chế biến

II.Tổ hợp khối B:
Khối Tổ hợp Nhóm
B00 Toán, Hóa học, Sinh học 3
B01 Toán, Sinh học, Lịch sử 1, 2, 4
B02 Toán, Sinh học, Địa lí 1, 2, 3
B03 Toán, Sinh học, Văn 1, 2, 4
B04 Toán, Sinh học, Giáo dục công dân 1
B05 Toán, Sinh học, Khoa học xã hội 1, 2
B08 Toán, Sinh học, Tiếng Anh 1, 2, 4
      VÍ DỤ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KHỐI B:
1.Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật
2.Nhóm các ngành kỹ thuật: Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, …
3.Nhóm ngành kiến trúc
4.Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật
5.Nhóm truyền thông – Báo chí
6.Nhóm Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ
7.Nhóm ngành xây dựng
8.Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y
9.Nhóm ngành Giao thông – Vận tải
   ................
III.
Tổ hợp khối C:
Khối Tổ hợp Nhóm
C00 Văn, Lịch sử, Địa lí 1, 2, 3
C01 Văn, Toán, Vật lí 3, 4, 5
C02 Văn, Toán, Hóa học 3, 4, 5
C03 Văn, Toán, Lịch sử 1, 2, 3, 4, 5
C04 Văn, Toán, Địa lí 1, 2, 3
C05 Văn, Vật lí, Hóa học 3, 4, 5
C06 Văn, Vật lí, Sinh học 4
C07 Văn, Vật lí, Lịch sử 2, 3, 4

III.Tổ hợp khối C (tiếp theo):
Khối Tổ hợp Nhóm
C08 Văn, Hóa học, Sinh học 4
C10 Văn, Hóa học, Lịch sử 3, 4, 5
C12 Văn, Sinh học, Lịch sử 2, 4
C14 Văn, Toán, Giáo dục công dân 1
C15 Văn, Toán, Khoa học xã hội 1, 2
C19 Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân 1
C20 Văn, Địa lí, Giáo dục công dân 1
      
VÍ DỤ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KHỐI C:
1.Khối ngành Công an, Quân đội
2.Khối ngành Khoa học Nhân văn
3.Khối ngành Báo chí và Truyền thông - Marketing
4.Khối ngành Văn hóa du lịch
5.Khối ngành Sư phạm
6.Khối ngành Quản lý
7.Khối ngành Luật và kinh tế
8.Khối ngành Tâm lý học
..................

IV.Tổ hợp khối D:
Khối         Tổ hợp Nhóm
D01 Văn, Toán, Tiếng Anh 1, 2, 3, 4, 5
D07 Toán, Hóa học, Tiếng Anh 3, 4, 5
D08 Toán, Sinh học, Tiếng Anh 1, 2, 4
D09 Toán, Lịch sử, Tiếng Anh 1, 2, 3, 4, 5
D10 Toán, Địa lí, Tiếng Anh 1, 2, 3
D11 Văn, Vật lí, Tiếng Anh 3, 4, 5
D12 Văn, Hóa học, Tiếng Anh 3, 4, 5
D13 Văn, Sinh học, Tiếng Anh 1, 2, 4


 IV.Tổ hợp khối D (tiếp theo):
 
Khối Tổ hợp Nhóm
D14 Văn, Lịch sử, Tiếng Anh 1, 2, 3, 4, 5
D15 Văn, Địa lí, Tiếng Anh 1, 2, 3
D66 Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh 1
D72 Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh 4
D78 Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh 1
D84 Toán, GDCD, Tiếng Anh 1
D90 Toán, KHTN, Tiếng Anh 4
D96 Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh 1
                     VÍ DỤ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KHỐI D:
1.Nhóm ngành Sư phạm
2.Nhóm ngành Công nghệ
3.Nhóm ngành Luật
4.Nhóm ngành Kỹ thuật
5.Nhóm ngành Báo chí - Truyền thông - Marketing
6.Nhóm ngành Kinh tế - Quản trị - Tài chính
7.Nhóm ngành Ngôn ngữ
8.Nhóm ngành Du lịch
9.Nhóm ngành Xây dựng
10.Nhóm ngành Công an - Quân đội
           

       Ngoài ra còn có các khối có các môn năng khiếu (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thể thao…): Tổ hợp khối H, tổ hợp khối V, tổ hợp khối R,  tổ hợp khối M, tổ hợp khối N, tổ hợp    khối T.

        Nội dung thi tốt nghiệp PTTH nằm trong chương trình GDPT 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.
     Về lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025-2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).
      Giai đoạn sau 2030: Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Môn thi, hình thức thi tốt nghiệp PTTH

       Về môn thi, hình thức thi: Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với GDPT); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.
Thí sinh học chương trình chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.
Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.
Bộ GD&ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung), phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
Bộ GD&ĐT: Chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Các địa phương: Chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung của Bộ.

Tổ chức thi tốt nghiệp PTTH chung đề, chung đợt

Đánh giá tác động của phương án, Bộ GD&ĐT cho biết, về ưu điểm, tác động tích cực: Kế thừa kết quả thực hiện của giai đoạn trước, thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh theo đúng Nghị quyết 29-NQ/TW.
Bảo đảm phân cấp, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng tính chủ động trong tổ chức dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá phù hợp với lộ trình triển khai chương trình GDPT 2018; bảo đảm độ tin cậy của kết quả thi để khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đánh giá được năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình GDPT 2018.
Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn trong số các môn thí sinh đã chọn học ở bậc THPT đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn, bảo đảm đánh giá được các năng lực cốt lõi cơ bản, thiết yếu và năng lực sở trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp ở bậc học THPT.

Quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDPT

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

- Quan điểm: Theo định hướng nội dung, dạy học theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.
- Chỉ đạo theo hướng tập trung, thống nhất.
- Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Quan điểm: Theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học.
Sự đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Chỉ đạo theo hướng tăng quyền tự chủ cho địa phương, cơ sở giáo dục và giáo viên.
- Mục tiêu: Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Nội dung và thời lượng giáo dục

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

- Có 14 nội dung giáo dục: Giáo dục ngôn ngữ; Giáo dục toán học; Giáo dục đạo đức; Giáo dục tự nhiên và xã hội; Giáo dục khoa học; Giáo dục nghệ thuật; Giáo dục kĩ thuật; Giáo dục thể chất; Giáo dục Tin học; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Giáo dục tập thể; Giáo dục ngoài giờ lên lớp; Giáo dục hướng nghiệp; Giáo dục nghề phổ thông. - Có 14 nội dung giáo dục: Giáo dục ngôn ngữ và văn học; Giáo dục toán học; Giáo dục khoa học xã hội; Giáo dục khoa học tự nhiên; Giáo dục công nghệ; Giáo dục tin học; Giáo dục công dân; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Giáo dục nghệ thuật; Giáo dục thể chất; Giáo dục hướng nghiệp; Các chuyên đề học tập; Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương.
- Nội dung giáo dục, môn học mới: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục địa phương
- Cấp Tiểu học có 11 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công, Kĩ thuật, Khoa học, Lịch sử và Địa lí;
Hoạt động giáo dục bắt buộc: Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc). Thời lượng giáo dục tối thiểu 35 tuần/1 năm học và 23 - 26 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 35 phút.
- Cấp THCS có 13 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;
Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.
Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 27-29 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.
- Cấp THPT có 13 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất;
Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.
Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.
* Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Cấp Tiểu học có 10 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;
Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm.
Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1.
Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 25-30 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 35 phút.
- Cấp THCS có 10 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
Hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); Nội dung giáo dục của địa phương.
Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 29-29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.
- Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử.
4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); Nội dung giáo dục của địa phương.
Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 28,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.
* Địa phương và nhà trường được trao quyền chủ động và trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường.

Phương pháp dạy học

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

- Định hướng trang bị kiến thức, kĩ năng.
- Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) chuyển từ PPDH truyền thống sang PPDH tích cực nhưng về cơ bản vẫn còn nặng về trang bị kiến thức và kĩ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử.
- Học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức).
- Thực hiện PPDH tích cực: tích cực hóa hoạt động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh; thực hiện phương châm “Học qua làm”.

Vai trò sách giáo khoa

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

Nội dung sách giáo khoa (SGK) được coi là "nguồn kiến thức", là căn cứ duy nhất để dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi; cả Chương trình GDPT chỉ có một bộ SGK duy nhất. Nội dung SGK đóng vai trò là "học liệu" (không phải là nguồn kiến thức duy nhất) để tổ chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình; mỗi môn học có nhiều SGK.
Một chương trình, nhiều SGK là giải pháp quan trọng để thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực".

Vai trò của giáo viên

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

- Tổ chức dạy học cơ bản theo phân phối chương trình đã được xác định (đúng theo số tiết/tuần đã được quy định trong chương trình); không phải xây dựng lại phân phối chương trình (cơ bản theo trình tự nội dung đã có trong SGK; việc điều chỉnh nếu có là không nhiều).
- Thực hiện đổi mới PPDH nhưng cơ bản vẫn nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng; chưa có nhiều yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là thực tiễn tại địa phương.
- Chương trình "mở" (chỉ quy định số tiết/năm học) đòi hỏi giáo viên phải tham gia xây dựng phân phối chương trình, cùng nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học.
- Có một số môn học mới đòi hỏi giáo viên (có năng lực chuyên môn phù hợp) tham gia dạy học; có một số nội dung giáo dục mới trong môn học đòi hỏi giáo viên phải cập nhật; có những yêu cầu về vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại địa phương đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo hơn so với những gì đã viết trong SGK (chung cho toàn quốc).
- Về PPDH: Vai trò trò của giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh. Thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về PPDH "học qua Làm".

Yêu cầu đối với học sinh

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

- Chủ yếu học theo nội dung, mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình GDPT đã được thể hiện trong SGK.
- Mọi học sinh học các môn học/hoạt động giáo dục giống nhau (phân Ban chỉ quy định mức độ nặng/nhẹ của môn học theo Ban).
- Yêu cầu tự học, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn còn nhẹ.
- Ngoài học theo nội dung, yêu cầu của Chương trình GDPT, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Với cấp THPT, học sinh có quyền lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp của bản thân. Chương trình giáo dục chia ra 2 giai đoạn sẽ định hướng và cho phép học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngay từ những năm học ở cấp THCS.

Yêu cầu đối với cha mẹ học sinh

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

Chủ yếu nhà trường, giáo viên có liên hệ/yêu cầu cha mẹ học sinh phối hợp trong các nội dung giáo dục chung về đạo đức, hạnh kiểm; chưa đặt ra nhiều yêu cầu hỗ trợ học sinh về học kiến thức, kĩ năng theo chương trình các môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình 2018 đòi hỏi học sinh phải tự học nhiều hơn; có nhiều nhiệm vụ hơn yêu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống, nhất là cuộc sống hàng ngày tại gia đình và cộng đồng. Vì vậy cha mẹ học sinh phải được yêu cầu tạo điều kiện, hỗ trợ học sinh trong học tập và vận dụng kiến thức bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Vai trò chủ động của cơ sở giáo dục

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

Thực hiện Chương trình GDPT theo nội dung của Chương trình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của các bộ, ngành cấp trên. Ngoài việc thực hiện theo Chương trình GDPT và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, của các bộ, ngành cấp trên, cơ sở giáo dục có quyền và trách nhiệm chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện.




 
SỞ GD &ĐTĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

PHIẾU ĐĂNG KÝ

Chọn tổ hợp môn học lớp 10 – Năm học 2023-2024
Tôi tên là: …………………………………
Là cha/mẹ học sinh: …………………………………………,
Học sinh trường THCS…………………………………
-Căn cứ khả năng và nguyện vọng định hướng nghề nghiệp của con, em chúng tôi;
-Sau khi tìm hiểu kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch tổ chức chọn môn học và tham dự buổi tư vấn, hướng dẫn của nhà trường, tôi và con/em mình đăng ký chọn tổ hợp môn học như sau:
  1. Môn học bắt buộc:
  • Toán; Ngữ Văn; Tiếng Anh; Lịch Sử; GDQP&AN; HĐTN-HN, GDĐP
  • Giáo dục thể chất: chọn 01 nội dung phù hợp năng khiếu của học sinh
Bóng đá           Bóng chuyền        Điền kinh
  1. Môn học lựa chọn

-Đăng ký lựa chọn tổ hợp môn học: (Mỗi học sinh chọn ít nhất 02 tổ hợp, tối đa 03 tổ hợp, yêu cầu ghi rõ NV1, NV2, NV3 vào các cột thứ tự VD NV1 là B1, NV2 là B3, NV3 B7)

 

STT

Lớp

Tổ hợp 04 môn được lựa chọn

Chuyên đề

Ghi rõ thứ tự nguyện vọng

Nhóm lớp

1

B1

Địa lí – KTPL – Sinh học – CNNN

Toán - Văn – Địa

 

Nhóm 1

THXH

2

B2

Địa lí – KTPL – Sinh học – CNNN

Toán - Văn – Địa

 

3

B3

Địa lí – Tin học– Sinh học – CNNN

Toán - Văn – Địa

 

Nhóm 2

THXH

4

B4

Vật lí – Hóa học – Địa lí – Tin học

Toán – Lí -Hóa

 

Nhóm 3

THTN

5

B5

Vật lí – Hóa học – Địa lí – Tin học

Toán – Lí -Hóa

 

6

B6

Vật lí – Hóa học – Sinh học– Tin học

Toán – Hóa -Sinh

 

Nhóm 4

THTN

7

B7

Vật lí – Hóa học – Sinh học – Tin học

Toán –Hóa -Sinh

 

8

B8

Vật lí - Hóa học CNCN Tin học

Toán –  Lí - Hóa

 

Nhóm 5

THTN

9

B9

Vật lí - Hóa học – CNCN –Tin học

Toán – Lí - Hóa

 

                                                                             Xuân Lộc, ngày 21 tháng 7 năm 2023
                                                                                         Người đăng ký
                                                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)





 

Tác giả: nvlong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi